Báo cáo của Cục điện lực và năng lượng tái tạo : chỉ rõ điện mặt trời nông nghiệp không phải điện mặt trời mái nhà.

Các hệ thống điện mặt trời lắp trên khung giá đỡ trên hồ, ao nuôi tôm, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao… mà không lắp trên mái nhà của công trình xây dựng thì không được tính là hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Báo cáo của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) ngày 24/8 cho biết: Căn cứ khoản 5, Điều 3 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (Quyết định số 13), “Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện”.

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cũng trả lời nhiều băn khoăn vướng mắc mà nhà đầu tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang gặp phải khi xác định thế nào là điện mặt trời mái nhà.

Như vậy, để xác định điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau: Tấm quang điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng; có công suất không quá 1 MW; đấu nối vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống.

Về trường hợp có một số hệ thống điện mặt trời mái nhà được đầu tư theo cụm có tổng công suất trên 1 MW (mỗi hệ thống ≤ 01 MW) tại cùng 1 địa điểm (trên cùng một mảnh đất hoặc mái nhà khu công nghiệp) của 1 chủ đầu tư và đấu nối tại 1 điểm hoặc nhiều điểm; Trường hợp một chủ đầu tư có nhu cầu mua lại cụm hệ thống điện mặt trời mái nhà nằm liền kề nhau trên cùng mảnh đất, có tổng công suất trên 1 MW: Các trường hợp này có được ký hợp đồng mua bán điện là điện mặt trời mái nhà không và có cần giấy phép hoạt động điện lực không?

Trả lời câu hỏi này, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng: Căn cứ Quyết định 13, hệ thống điện mặt trời mái nhà được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện của bên mua điện, do đó việc thực hiện phát triển điện mặt trời trên mái nhà theo cụm, mỗi hệ thống điện mặt trời mái nhà không quá 1 MW là không trái với quy định về hệ thống điện mặt trời mái nhà. Theo quy định tại Thông tư 18, hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Nếu chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, nhà điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu, trong khuôn viên dự án điện mặt trời, nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đầu tư điện mặt trời mái nhà và đề nghị lắp công tơ riêng, ký hợp đồng mua bán điện cho hệ thống điện mặt trời mái nhà, trường hợp này có được thực hiện mua bán điện riêng không?

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nêu quan điểm: Trường hợp này, EVN được thực hiện ký hợp đồng mua bán điện nếu điện mặt trời trên mái nhà phù hợp với quy định về hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Quyết định 13 và Thông tư 18.

Về trường hợp các hệ thống điện mặt trời công suất đến 1 MW, lắp đặt trên hệ thống khung giá đỡ (không có mái nhà) hoặc lắp đặt một phần trên mái nhà, một phần trên đất; Trường hợp hệ thống điện mặt trời lắp trên mái nhà xưởng trong khu công nghiệp vừa mua điện của EVN để sử dụng vừa bán điện của hệ thống điện mặt trời mái nhà lên lưới của EVN tại cấp điện áp 110 kV; Trường hợp trang trại nông nghiệp có lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất lớn hơn 1 MW?

Đây là vấn đề nhiều nhà đầu tư đang băn khoăn. Trả lời câu hỏi này, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo khẳng định: Các công trình điện mặt trời trên mái nhà có công suất trên 1 MW hoặc không lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng hoặc đấu nối vào cấp điện áp trên 35 kV thì không được áp dụng giá bán điện đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà theo quy định tại Quyết định 13 (không được bán với giá gần 2.000 đồng/số mà chỉ được bán với giá trên 1.600 đồng).

Kết luận, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng: Chỉ những hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 1 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống mới được coi là hệ thống điện mặt trời mái nhà.

“Các hệ thống điện mặt trời lắp trên khung giá đỡ trên hồ, ao nuôi tôm, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao,… mà không lắp trên mái nhà của công trình xây dựng thì không được tính là hệ thống điện mặt trời mái nhà”, cơ quan này khẳng định.

Samtrix Solar : Tiên phong trong phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Cuối năm sẽ có phương án đấu thầu điện mặt trời

Dự kiến đến cuối năm nay sẽ có phương án đấu thầu điện mặt trời đầu tiên.

Đây là thông tin vừa được Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương đưa ra. Theo đó, phương án đầu thầu đầu tiên sẽ được áp dụng cho dự án điện mặt trời nổi trên hồ thủy điện. Hiện các cơ quan chức năng đang nghiên cứu, thí điểm công việc này và sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm nay.

Trước đó, cơ chế đấu thầu dự án điện mặt trời cũng đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất theo 3 phương án.

Phương án 1: Đấu thầu từng dự án

Phương án 2: Đấu thầu đại trà các dự án được tỉnh đề xuất

Phương án 3: Đấu thầu khu vực

Cuối năm sẽ có phương án đấu thầu điện mặt trời - Ảnh 2.

EVN đê xuất 3 phương án đấu thầu dự án điện mặt trời (Ảnh minh họa – Ảnh: Dân trí)

Vào cuối tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.

Thông tư 18 quy định, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (Quyết định 13).

Thông tư gồm 10 Điều, quy định một số nội dung chính sau:

– Phát triển các dự án điện mặt trời nối lưới: về giá mua điện; nội dung hồ sơ thiết kế cơ sở và các nội dung khác; diện tích sử dụng đất, mặt nước có thời hạn của dự án.

– Phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà: Giá mua bán điện đối với trường hợp Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam và trường hợp Bên mua điện không phải là Tập đoàn Điện lực Việt Nam; trình tự thực hiện đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà; miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và các nội dung khác.

– Ban hành hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho dự án điện mặt trời nối lưới và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Thông tư 18 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2020.

Samtrix Solar : Tiên phong trong phát triển điện mặt trời tại VN