Đề xuất hai phương án đấu thầu phát triển Điện mặt trời

Đại diện Bộ Công Thương cho biết có thể đấu giá điện mặt trời tại trạm biến áp hoặc giải phóng mặt bằng sạch, rồi mời gọi nhà đầu tư. 

Tại thông báo kết luận cuộc họp thường trực Chính phủ về cơ chế cho điện mặt trời, Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu cơ chế đấu thầu thay thế cơ chế giá FIT (giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào hoặc bán cho lưới điện). Cơ chế giá FIT áp dụng theo Quyết định 11/2017 đã hết hiệu lực từ 30/6.

Hai phương án đấu thầu giá điện mặt trời được ông Đỗ Đức Quân – Phó cục trưởng Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) chia sẻ tại hội thảo về năng lượng tái tạo vừa tổ chức. Đó là đấu thầu tại trạm biến áp hoặc giải phóng mặt bằng sạch, sau đó mời gọi nhà đầu tư tham gia đấu giá một phần hoặc toàn bộ dự án như cách Campuchia làm thành công dưới sự hỗ trợ của ADB. Ông hy vọng, sẽ chọn được các dự án điện với chi phí hợp lý thông qua hình thức đấu thầu giá.

Theo ông Quân, trước đây Bộ đã nghiên cứu cơ chế giá đấu thầu với sự hỗ trợ, tư vấn của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và sau chỉ đạo của Thủ tướng, “mọi việc sẽ được đẩy nhanh hơn”.

Nhiều chuyên gia ủng hộ phải đấu giá sau sự phát triển ồ ạt điện mặt trời vừa qua. Nhưng để được mục đích giá rẻ, không ảnh hưởng tới việc tăng trưởng các nguồn điện mới trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện từ năm sau, lại không dễ dàng.

Ông Trần Viết Ngãi – Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nói, để ngăn tình trạng phát triển điện mặt trời bùng phát, “vô trật tự” như hiện tại, cần phải đấu thầu vào năm 2020. Nhưng ông lưu ý, phát triển điện mặt trời ồ ạt dẫn tới tắc nghẽn lưới truyền tải, nên khâu chuẩn bị thí điểm đấu giá điện phải tính toán vấn đề này.

“Quy hoạch điện mặt trời cần phải tính lâu dài, trên cơ sở tính toán được cường độ bức xạ điện mặt trời trên mỗi m2 ở từng vùng miền địa phương. Được như vậy, ở bất kỳ tỉnh nào, nhà đầu tư cũng sẵn sàng”, ông Ngãi nói.

Từng tư vấn, hỗ trợ Campuchia đấu thầu chọn nhà đầu tư phát triển dự án điện mặt trời thành công với mức giá gần 3,9 cent một kWh, bà Hyunjung Lee – chuyên gia Ban Năng lượng Vụ Đông Nam Á (ADB) nêu thực tế, Việt Nam cần  nghiên cứu khả thi, đánh giá nhu cầu và cơ chế thỏa thuận để khuyến khích nhà đầu tư.

“Không nên chỉ dựa trên mức giá, mà quan trọng là quy trình thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất, thu hút nhiều nhất đầu tư tư nhân”, chuyên gia ADB góp ý. Chưa kể, đấu thầu điện mặt trời cần dựa trên bức tranh tổng thể là Việt Nam đang phải giải quyết vấn đề liên quan tới gia tăng nhu cầu điện.

Đồng ý quan điểm này, ông Oliver Behrend nói thêm “không nên quá ám ảnh vấn đề đấu thầu”. Bởi nếu chỉ áp dụng cơ chế đấu thầu thì không thể giải quyết các vấn đề, mà cần ứng dụng cơ chế này để sàng lọc các bên tham gia, cùng khung hợp đồng, yếu tố huy động tài chính. Vì thế, cần đưa ra điều kiện, tài liệu hợp đồng phù hợp để xác định chi phí dự án phù hợp.

“Doanh nghiệp tham gia đấu thầu đều mong muốn quy trình rõ ràng, cơ chế khả thi vay vốn theo chuẩn quốc tế. Họ cũng quan tâm tới tính bền vững, ổn định chính sách chứ không phải sự thay đổi cơ chế liên tục. Khi chính sách ổn định sẽ đảm bảo bền vững, tính toán suất đầu tư và khi đó định giá không còn là yếu tố quan trọng nhất”, chuyên gia WB lưu ý.

Samtrix Solar : Nhà phát triển điện mặt trời hàng đầu VN

Đua nhau đầu tư điện mặt trời, nhiều doanh nghiệp “vỡ mộng”

Điện mặt trời sẽ là xu hướng của tương lai. Chính phủ cũng có nhiều cơ chế ưu đãi cho điện mặt trời. Bên cạnh đó, thời gian xây dựng và vận hành một dự án điện cũng rất nhanh chóng, chỉ từ 6 tháng đến 1 năm…dẫn đến các dự án thi nhau bùng nổ. Nhưng, mọi việc có tính hai mặt. Sau một thời gian, hàng loạt điểm nghẽn trong triển khai quy hoạch dự án này đã hiện hữu rõ rệt.

Sáng 27/11, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Trung tâm tin tức VTV24 đã phối hợp cùng các cơ quan quản lý Bộ Công thương, Bộ KHĐT, lãnh đạo các tỉnh tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề: Năng lượng tái tạo tại Việt Nam – Từ chính sách tới thực tiễn.

Trong phiên thảo luận đầu tiên, các diễn giả, là doanh nghiệp, lãnh đạo địa phương, Bộ ngành… đã chỉ rõ những điểm nghẽn đang tồn đọng trong quy hoạch sau một quá trình điện mặt trời phát triển nóng.

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết cho biết khó khăn lớn nhất của các địa phương có dự án điện mặt trời là quy hoạch về đất.

“Vì không có định hướng phát triển, khung pháp lý cụ thể nên địa phương nào cũng vướng. Ninh Thuận dù có sự chủ động nhưng vì tổng thể phát triển không có nên không định hình được”, ông nói.

Tại sao doanh nghiệp có thể vỡ mộng điện mặt trời? - Ảnh 1.

Theo ông, tỉnh đã được Thủ tướng đồng ý cho bổ sung thêm 30 dự án điện mặt trời với tổng công suất hơn 1.900 MW, và có thể phát triển đến 2.000 MW nhằm bù đắp cho việc dừng dự án điện hạt nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trong quy hoạch đất, các dự án điện còn phải đối diện với việc hệ thống truyền tải điện đang không đáp ứng được lượng điện sản xuất ra.

“Số lượng các dự án giảm phát là trên 50%, hiện là 10 dự án”, ông Hậu nói. Báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận hồi tháng 10 cho biết 10 dự án này đã giảm phát khoảng 23,2 triệu kWh (tính đến 30/6/2019), gây thiệt hại cho chủ đầu tư khoảng 49,5 tỷ đồng. Nếu tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2019, lượng điện giảm phát sẽ khoảng 224 triệu kWh, thiệt hại hơn 479,4 tỷ đồng.

Ông Hậu nhấn mạnh địa phương đang tìm cách tháo gỡ vấn đề này.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch HĐQT Công ty Sơn Vũ cho biết các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời băn khoăn việc trong hợp đồng mua bán điện với EVN có điều khoản cam kết giảm công suất phát điện nếu lưới điện quá tải.

Theo ông, thời gian phát điện mặt trời rất ngắn, khoảng 2.000h/năm, nếu công suất giảm thì có đơn vị sẽ giảm từ 30 – 40%, gây khó khăn trong kinh doanh. Khó khăn ở đây cụ thể là việc vay vốn ngân hàng.

Với vấn đề quá tải lưới điện, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam thì cho biết một phần nguyên nhân là do trước nay chưa làm quy hoạch điện mặt trời, dẫn đến khi dự án “nở rộ” thì bị nghẽn truyền tải.

Để giải quyết tình thế, ông cho rằng EVN cần xem xét các đường dây truyền tải ở trạm biến áp, chỗ nào nâng được công suất thì tăng. Bên cạnh đó, cần lắp đặt thêm một số trạm biến áp và các đường dây khác ở những khu mới. Tuy nhiên, về tổng thể, Việt Nam cần phải có một cơ sở tính toán cụ thể cho quy hoạch điện.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng (Bộ Công thương) thừa nhận tốc độ phát triển điện mặt trời đang rất nhanh so với tốc độ xây dựng lưới điện truyền tải dẫn đến các dự án không thể phát được hết công suất trong giờ cao điểm.

“Bộ nắm được những thách thức. Chúng ta cần phát triển điện mặt trời để đáp ứng được nhu cầu phụ tải, mặt khác xác định quy hoạch cũng như xây dựng phải đồng bộ với tiến độ triển khai của các dự án lưới điện”, ông nói. Theo ông, Bộ Công thơng đang đôn đốc tiến độ các dự án để đẩy nhanh dự án lưới điện truyền tải, để nó đi vào vận hành, giải toả công suất.

Với các quan điểm chỉ rõ truyền tải đang là điểm nghẽn lớn nhất khiến các nhà máy điện mặt trời giảm phát, gây thiệt hại đến cho doanh nghiệp, ông Rahul Kitchlu, Giám đốc năng lượng World Bank đã chia sẻ một số bài học quốc tế.

Theo ông, để quản lý được năng lượng điện tái tạo, cần nâng cao được năng lực của Trung tâm truyền tải và Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia. Ông cũng cho biết có thể học tập kinh nghiệm của Úc khi nước này đã đưa các pin lithium vào lắp đặt nhằm tăng tính chống chịu của hệ thống khi công suất điện tăng đột biến.

Samtrix Solar : Nhà phát triển điện mặt trời hàng đầu VN