Google bán dữ liệu bản đồ cho các dự án điện mặt trời

Google dự định bán dữ liệu bản đồ về những nơi có tiềm năng xây dựng điện mặt trời và kỳ vọng thu về 100 triệu USD trong năm đầu.

Theo tài liệu do CNBC thu thập, Google đang lên kế hoạch bán quyền truy cập vào Solar API (giao diện lập trình ứng dụng) gồm thông tin liên quan đến điện mặt trời và chất lượng không khí. Dự án này có tên Project Sunroof.

Một địa điểm có thể xây dựng điện mặt trời do Project Sunroof thu thập. Ảnh: CNBC
Một địa điểm có thể xây dựng điện mặt trời do Project Sunroof thu thập. Ảnh: CNBC

Project Sunroof ra đời năm 2015, là công cụ tính toán về tiết kiệm điện năng khi lắp điện mặt trời. Với ứng dụng tích hợp Solar API, người dùng chỉ cần nhập địa chỉ, hệ thống sẽ đánh giá lượng điện tiềm năng có thể tạo ra ở địa điểm đó, quy mô có thể lắp đặt tấm pin và hóa đơn tiền điện dự kiến. Dựa trên Google Maps, công cụ cũng cung cấp mô hình 3D khi lắp điện mặt trời ở địa điểm nhập vào giúp người dùng dễ hình dung hơn.

Cũng theo tài liệu, Google dự định bán quyền truy cập API vào dữ liệu của từng tòa nhà riêng lẻ, cũng như dữ liệu tổng hợp tất cả tòa nhà ở một thành phố hoặc một vùng cụ thể. Công ty Mỹ hiện có dữ liệu của hơn 350 triệu tòa nhà trên toàn cầu, cao hơn mức 60 triệu tòa nhà từng công bố năm 2017 khi nói về Project Sunroof.

Trong số đối tác của Google có các công ty như SunRun, Aurora Solar và Tesla. Ngoài ra, doanh nghiệp chuyên về bất động sản như Zillow, Redfin, hay khách sạn như Marriott Bonvoy cũng là khách hàng của Google.

Theo ước tính của công ty dịch vụ tìm kiếm Mỹ, việc bán Solar API có thể tạo ra doanh thu 90-100 triệu USD trong năm đầu triển khai. Ngoài ra, nó có tiềm năng kết nối với các sản phẩm Google Cloud sau này. Dù vậy, tài liệu không nêu rõ thời gian triển khai cụ thể.

Google cũng dự định bán API về chất lượng không khí để các nhà phát triển tích hợp vào ứng dụng. Hệ thống cung cấp cho người dùng các chỉ số về không khí, bản đồ nhiệt theo giờ, lịch sử chất lượng không khí trong 30 ngày và các khuyến nghị sức khỏe theo địa điểm cụ thể.

Google chưa đưa ra bình luận.

Động thái của Google diễn ra trong bối cảnh công ty đang tìm cách đa dạng hóa nguồn thu, đặc biệt là từ dịch vụ Google Maps. Hãng chưa tiết lộ doanh thu từ ứng dụng này, nhưng theo nhà phân tích Brian Nowak từ Morgan Stanley, đây là một trong những sản phẩm kiếm được ít tiền nhất trong hệ sinh thái Google.

Theo CNBC.

Chi phí tài chính cao, các công ty điện tái tạo sụt giảm lợi nhuận

Nam Phương Energy là doanh nghiệp trong nhóm lỗ nặng nhất với 205 tỷ đồng.

Mới đây, theo thông tin công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), một số công ty điện mặt trời hay năng lượng tái tạo huy động trái phiếu đã công bố kết quả bán niên năm 2023. Tính đến thời điểm hiện tại, gần như những công ty này đều ghi nhận lợi nhuận giảm hoặc báo lỗ do áp lực đến từ chi phí tài chính. Ngoài ra, số nợ phải trả của các doanh nghiệp này đều gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu.

Vay nợ lớn, loạt công ty điện mặt trờ và điện gió báo lãi giảm, thậm chí lỗ trong 6T2023 - Ảnh 1.
Vay nợ lớn, loạt công ty điện mặt trờ và điện gió báo lãi giảm, thậm chí lỗ trong 6T2023 - Ảnh 2.

Nam Phương Energy tiếp tục thua lỗ trong nửa đầu năm 2023

Tính đến thời điểm hiện tại, CTCP Đầu tư Năng lượng Nam Phương (Nam Phương Energy) là doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh với số lỗ lớn nhất với gần 206 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ đồng so với khoản lỗ cùng kỳ năm ngoái

Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, vốn chủ sở hữu của Năng lượng Nam Phương Energy lao dốc 69% so đầu năm, xuống mức 225 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu ở mức 10,04 lần, tương ứng nợ phải trả lên tới 2.264 tỷ đồng. Trong đó riêng dư nợ trái phiếu chiếm 73% với 1.647 tỷ đồng vẫn không thay đổi so với đầu kỳ.

Trước đó, trong năm 2021, Năng lượng Nam Phương kinh doanh vẫn có lãi hơn 1,6 tỷ đồng. Tuy nhiên công ty bắt đầu chìm trong thua lỗ trong năm 2022 lên tới con số 378 tỷ đồng.

Theo thôn tin trên HNX, Nam Phương Energy đã phát hành 3 lô trái phiếu với giá trị tổng giá trị 1.650 tỷ đồng. Kỳ hạn của các lô trái phiếu trên từ 5-7 năm, phát hành vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022 với lãi suất 10,5% cho kỳ tính lãi đầu. Các kỳ sau áp dụng lãi suất thả nổi. Cả 3 lô trái phiếu này đều do Chứng khoán Tân Việt (TVSI) tư vấn, đại lý phát hành và là bên đại diện người sở hữu.

Vay nợ lớn, loạt công ty điện mặt trờ và điện gió báo lãi giảm, thậm chí lỗ trong 6T2023 - Ảnh 3.

Nam Phương Energy được thành lập vào tháng 8/2018 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện với vốn điều lệ ban đầu ở mức 2 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của doanh nghiệp này là 650 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Quang Thịnh (SN 1980). Ông Thịnh được biết đến là người nội bộ của Tập đoàn Bitexco.

Xuân Thiện Group lần đầu công bố KQKD với khoản lỗ hơn 2 tỷ đồng

Một doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực tái tạo là tập đoàn Xuân Thiện (Xuân Thiện Group) vừa công bố một số chỉ tiêu tài chính nửa đầu năm 2023 với khoản lỗ gần 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 13,5 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/6, vốn chủ sở hữu của Xuân Thiện Group đạt 5.974 tỷ đồng, giảm 2 tỷ đồng so với đầu năm. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 0,38 lần, tương ứng với số nợ phải trả là 2.270 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu ở mức 418 tỷ đồng. Như vậy, tổng tài sản của Xuân Thiện Group đạt 8.244 tỷ đồng. 

Vay nợ lớn, loạt công ty điện mặt trờ và điện gió báo lãi giảm, thậm chí lỗ trong 6T2023 - Ảnh 4.

Theo tìm hiểu, Xuân Thiện Group là công ty của doanh nhân Nguyễn Văn Thiện. Ông Thiện là anh trai của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) – Chủ tịch HĐQT Thaiholdings và là con trai của đại gia Nguyễn Xuân Thành – nhà sáng lập Tập đoàn Xuân Thành nổi tiếng ở Ninh Bình.

Xuân Thiện Group được thành lập vào năm 2000, hoạt động đa ngành với nhiều lĩnh vực như vật liệu xây dựng; nông nghiệp công nghệ cao; logistics; bất động sản; khách sạn nghỉ dưỡng… Trong đó mũi nhọn là mảng năng lượng tái tạo.

Theo thống kê trên website của doanh nghiệp, Xuân Thiện đang sở hữu 13 nhà máy thủy điện, 7 nhà máy điện mặt trời và một trung tâm thí nghiệm. Trong đó, tổng công suất dự án điện mặt trời mà tập đoàn đã và đang đầu tư đạt đến hơn 3.070 MWp, sản lượng khoảng 5,5 tỷ kWh, tổng đầu tư 57.000 tỷ đồng, khoảng 2,4 tỷ USD.

Trong số các đơn vị thành viên của Xuân Thiện cũng phát hành trái phiếu, EA Súp 5, EA Súp 1 và EA Súp 3 cũng đã công bố BCTC bán niên 2023. Tuy nhiên, chỉ có EA Súp 1 có lãi trong nửa đầu năm 2023 nhưng khoản lợi nhuận này cũng giảm 28%.

Vay nợ lớn, loạt công ty điện mặt trờ và điện gió báo lãi giảm, thậm chí lỗ trong 6T2023 - Ảnh 5.

Trong năm 2020, một số thành viên thuộc Xuân Thiện Group gồm CTCP EA Súp 1, EA Súp 2, Ea Súp 3, EA Súp 5, Xuân Thiện Thuận Bắc, Xuân Thiện Đắk Lắk, Xuân Thiện Yên Bái đã huy động được khoảng 12.800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ. Lãi suất từ 13 – 15%/năm.

Tuy nhiên, không phải công ty nào trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng lỗ trong nửa đầu năm 2023. Trong đó, Điện gió Phong Liệu báo lãi tăng 15% lên 53 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp này cũng gấp gần 2 lần so với vốn chủ sở hữu.