Sài Gòn có nhiều lợi thế để phát triển điện mặt trời

Thông tin về các hoạt động của Tổng Công ty Điện lực TP HCM trong 3 tháng đầu năm, chiều 24-4, ông Phạm Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP HCM, cho biết TP đang triển khai mạnh mẽ các chương trình tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, tập trung hướng đến việc lắp đặt các hệ thống điện mặt trời đấu lưới.
 

Theo ông Bảo, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 274 khách hàng tại TP HCM lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới với tổng công suất 3.617 kWp, trong đó 245/274 khách hàng đăng ký bán lại phần điện dư cho ngành điện. Dự kiến trong năm 2018, Tổng Công ty Điện lực TP HCM sẽ vận động khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất toàn địa bàn là 5 MWp. Chi phí đầu tư điện mặt trời khoảng 22-30 triệu đồng/kWp. Cũng theo ông Bảo, TP HCM có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời đấu lưới. Thành ủy đã giao Tổng Công ty Điện lực TP HCM nghiên cứu, đề xuất hướng mua điện mặt trời, giá thành điện mặt trời đấu lưới đã giảm mạnh so với vài năm trước. Hệ thống pháp lý cho điện mặt trời cũng đã hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vướng mắc trong việc mua điện mặt trời từ dân. Chẳng hạn, người dân bán điện cho ngành điện nhưng không xuất được hóa đơn GTGT…

TP HCM có nhiều lợi thế phát triển điện mặt trời - Ảnh 1.

Tổng Công ty Điện lực TP HCM lắp đặt công-tơ 2 chiều tại nhà một khách hàng ở quận 9

Theo thống kê của Bộ Công Thương, TP HCM có cường độ bức xạ mặt trời trung bình khá cao (đạt 1.581 kWh/m2/năm), tương ứng 4,3 kWh/m2/ngày. Mỗi năm TP HCM có 300 ngày nắng, độ bức xạ vào loại cao nhất nước do đó có nhiều lợi thế để khai thác năng lượng điện mặt trời. Nếu khai thác ở mức tối đa từ các chung cư cao tầng, nhà dân, công suất có thể lên đến 1.000 MWp. Đây sẽ là nguồn điện dự phòng tại chỗ, đặc biệt trong những tháng cao điểm mùa khô.

Trung bình một hộ gia đình nếu sử dụng khoảng 500 kWh/tháng (khoảng 1 triệu đồng tiền điện/tháng, chưa thuế), chỉ cần đầu tư hệ thống điện mặt trời với công suất khoảng 4 kWp, đồng thời có khoảng trần phẳng khoảng 32 m2 (8 m2/kWp) để hấp thụ ánh nắng mặt trời. Được biết, cơ chế mua bán điện mặt trời của Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức có hiệu lực từ tháng 10-2017. Khách hàng triển khai hòa lưới điện sẽ được ngành điện hỗ trợ thủ tục và lắp đặt miễn phí công-tơ 2 chiều để đo đếm sản lượng điện mặt trời phát ra. Điện mặt trời bán cho ngành điện có giá 2.086 đồng/kWh trong 20 năm đối với các dự án điện mặt trời hòa (nối) lưới có thời gian vận hành trước ngày 30-6-2019.

Hộ gia đình “kiếm tiền” từ việc đầu tư điện mặt trời nối lưới

Theo Quyết định 11 của Chính phủ, kể từ ngày 01/06/2017, Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ có trách nhiệm thu mua toàn bộ điện năng lượng mặt trời từ các dự án điện mặt trời nối lưới trên cả nước.

Dự đoán điều này sẽ giúp thị trường năng lượng sạch của Việt Nam phát triển bùng nổ trong những năm tới đây. Năng lượng sạch cho hộ gia đình- vừa dùng được, vừa bán được Quyết định 11 đã nêu rõ: Tất cả những dự án điện mặt trời nối lưới tại Việt Nam sẽ được thực hiện với cơ chế bù trừ điện năng, sử dụng hệ thống công tơ hai chiều theo đúng quy định của nhà nước. Theo đó, khi kết thúc thời gian đăng ký mua bán điện, lượng điện phát dư so với con số sử dụng thực tế của gia đình sẽ được bán cho bên mua điện. Giá mua tại điểm giao nhận điện là 2.086 VNĐ/kWh, giá này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Sau Quyết định của Chính phủ, các hộ gia đình sử dụng hệ thống điện mặt trời nối lưới của Samtrix Solar vừa sử dụng được năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí điện lưới và còn có thêm một khoản đầu tư sinh lời trong tương lai.

Ví dụ một hộ gia đình phải trả tiền điện hàng tháng từ 800 ngàn tới 1 triệu đồng, chỉ cần lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới 3KWp, hệ thống gồm 12 tấm pin năng lượng mặt trời (diện tích khoảng 25 m2) và một bộ hòa lưới Inverter, tổng giá trị của hệ thống là trên 68 triệu đồng. Không chỉ có vậy, năng lượng điện dùng không hết sẽ được tải lên lưới điện quốc gia, khi nào cần dùng thì có thể dùng ngay mà không tốn phí mua lại. Tiện ích này đã khắc phục được bất cập của giai đoạn trước, đó là dư điện phải cho không nhưng khi cần dùng lại phải mua lại. Năng lượng sạch- giải pháp đầu tư tương lai của doanh nghiệp Việt Cũng theo Quyết định 11 của Chính phủ, doanh nghiệp đầu tư vào điện năng lượng mặt trời sẽ được nhà nước ưu đãi về vốn, thuế, đất đai… Chính vì vậy, ở những khu vực có tiềm năng lớn về điện mặt trời như khu vực phía nam, chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi Quyết định 11 ra đời, đã có rất nhiều doanh nghiệp tìm hiểu và đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối trên diện tích kinh doanh của mình như một khoản đầu tư cho tương lai. Và trong số những thương hiệu năng lượng sạch được quan tâm nhiều nhất, Samtrix Solar với bề dày kinh nghiệm hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển đã và đang là lựa chọn hàng đầu của khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp, tổ chức trong nước, quốc tế.

Dù mức giá 2.086 VNĐ/kWh còn thấp so với kì vọng của người dân, tuy nhiên đây cũng là một bước tiến mạnh mẽ để phát triển nguồn năng lượng sạch tại Việt Nam. Và nếu nhà đầu tư đặt mức lợi nhuận vừa phải và thời gian thu hồi vốn dài thì lợi nhuận thu lại trong tương lai chắc chắn rất đáng xem xét để đầu tư phát triển.