Đề xuất phương án đàm phán giá mua điện tái tạo chuyển tiếp

Ngày 17/2/2023, Công ty mua bán điện (EVN- EPTC) đã có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc “Đề xuất phương án đàm phán giá điện với các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp”.

Đối tượng đàm phán

EVN EPTC đề xuất đàm phán các nhà máy điện thỏa mãn các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2022/TT-BCT ngày 03/10/2022 sẽ là đối tượng được thực hiện đàm phán giá điện. Cụ thể như sau: “Các tổ chức, cá nhân tham gia triển khai đầu tư nhà máy hoặc phần nhà máy điện mặt trời đã ký kết hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 và các nhà máy hoặc phần nhà máy điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước ngày 01 tháng 11 năm 2021 nhưng không đáp ứng điều kiện áp dụng giá mua điện quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 5 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế khuyến khích, phát triển điện mặt trời tại Việt Nam và khoản 7 Điều 1 Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện gió tại Việt Nam.


Các nhà máy hoặc phần nhà máy này phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, bám sát khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện; tuân thủ theo đúng cơ chế giá điện tại thời điểm đưa vào vận hành, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án theo cơ chế được duyệt. Trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng cơ quan có thẩm quyền có thể rút giấy phép đầu tư, đình chỉ dự án theo các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.”

Đối với các NMĐ thuộc đối tượng chuyển tiếp cần cung cấp và đáp ứng các quy định:

Quyết định chủ trương đầu tư/ Chứng nhận đầu tư còn hiệu lực.

Có Thiết kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật được thẩm định và được phê duyệt theo quy định.

Giấy phép xây dựng còn hiệu lực và phù hợp.

Có Quyết định giao đất/Cho thuê đất của UBND tỉnh/Thành phố hợp lệ.

Đánh giá của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc giá về khả năng hấp thụ của Hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện liên quan đến dự án.

Nguyên tắc và trình tự đàm phán:

· Nguyên tắc đàm phán: Đối với các Nhà máy điện thỏa mãn các quy định tại mục 1 nêu trên, EVNEPTC đề xuất thực hiện đàm phán như sau:
Thực hiện Kế hoạch đàm phán, Đàm phán và ký tắt PPA với CĐT, Trình dự thảo PPA và ký kết PPA: thực hiện theo Quyết định số 1431/QĐ-EVN ngày 07/10/2022 về việc ban hành Quy trình đàm phán, ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán điện các dự án nhà máy điện.
Trường hợp sau 20 Ngày làm việc kể từ thời điểm bắt đầu thực hiện đàm phán mà EVNEPTC và CĐT chưa thống nhất được giá điện của dự án thì EVNEPTC sẽ làm văn bản báo cáo EVN để xem xét và chỉ đạo thực hiện.

· Trình tự đàm phán: thực hiện đàm phán theo thứ tự các Nhà máy điện nộp đầy đủ hồ sơ đàm phán trên trang web http://www.ppa.evn.com.vn.

Phương pháp đàm phán:

EVNEPTC đề xuất thực hiện đàm phán giá điện các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp theo phương pháp hướng dẫn tại Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31/12/2020 của Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, trong đó giá điện của nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp sẽ bao gồm 02 thành phần: giá cố định và giá
vận hành và bảo dưỡng (tương tự các nhà máy thủy điện).

Đối với thông số đầu vào tính toán giá điện, EVNEPTC đề xuất xác định các thông số đầu cụ thể như sau:
Tổng mức đầu tư: là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án bao gồm cả chi phí đặc thù được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với thiết kế cơ sở.
Các thông số tài chính: xác định theo thực tế vay, đã giải ngân tại thời điểm hiện tại và có so sánh với cơ cấu vốn vay trong thiết kế cơ sở.
Sản lượng điện tính toán: là sản lượng lớn nhất trong hồ sơ thiết kế cơ sở và hồ sơ thiết kế kỹ thuật (nếu có).
Đời sống kinh tế, thời hạn áp dụng giá điện, thời hạn Hợp đồng mua bán điện: 20 năm.
Chi phí O&M: áp dụng tỷ lệ theo Thông tư 15/2022/TT-BCT ngày 03/10/2022 và tính toán trên chi phí Xây dựng và Thiết bị.
Khấu hao tài sản cố định, thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng quy định hiện hành.
Các thông số tính toán còn lại: sử dụng tính toán theo Thông tư 15/2022/TT-BCT ngày 03/10/2022.

Các thông số đầu vào: IRR, trần lãi vay nội tệ, ngoại tệ trong giai đoạn vận hành, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/TMĐT, tổng vốn vay: EVNEPTC thực hiện đàm phán áp dụng nguyên tắc tại văn bản số 2941/EVN-TTĐ+TCKT ngày 28/5/2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đối với các Nhà máy điện đã COD một phần Nhà máy điện: kiến nghị đàm phán và tính toán giá điện với các thông số đầu vào tính toán của cả Nhà máy điện để áp dụng giá điện đối với phần Nhà máy điện chưa có giá điện.

Hợp đồng mua bán điện

EVNEPTC đề xuất sửa đổi Hợp đồng mua bán điện hiện hữu trên cơ sở các quy định tại Thông tư số 01/2023/TT-BCT ngày 19/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, với một số quy định chính như sau:
Sửa đổi điều khoản về Giá mua điện: trong đó đề nghị thời hạn giá điện áp dụng là 20 năm kể từ ngày COD của phần nhà máy điện/ nhà máy điện.
Sửa đổi điều khoản liên quan đến trách nhiệm của Bên mua về việc mua hết hết sản lượng điện đối với các nhà máy điện này.
Thời hạn hợp đồng: 20 năm kể từ ngày COD của Nhà máy điện – kiến nghị giữ nguyên như thời hạn hợp đồng tại các PPA hiện hữu.
Sửa đổi công thức thanh toán tiền điện để phù hợp với Giá mua điện của Nhà máy điện chuyển tiếp.
Sửa đổi phương thức giao nhận điện đối với các Nhà máy điện đã COD một phần Nhà máy điện.
Bổ sung vào Phụ lục F/G liên quan đến “Các thỏa thuận khác” nội dung Bên bán điện cam kết:

“Trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Bên mua điện có quyền từ chối công nhận hoặc hủy bỏ công nhận Ngày vận hành thương mại, ngừng mua điện và yêu cầu Bên bán điện hoàn trả toàn bộ tiền điện mà Bên mua điện đã thanh toán cho Bên bán điện tính từ Ngày vận hành thương mại, bao gồm cả tiền lãi (nếu có). Bên bán điện cam kết thực hiện theo ý kiến của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, hủy bỏ ngày vận hành thương mại và hoàn trả Bên mua điện toàn bộ tiền điện mà Bên mua điện đã thanh toán cho Bên bán điện tính từ Ngày vận hành.

Việc đàm phán giá điện các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp dự kiến thời gian đàm phán sẽ kéo dài do chưa có quy định cụ thể và có nhiều dự án đàm phán trong cùng một thời điểm. Trường hợp trong quá trình đàm phán, có những dự án đề xuất tạm áp dụng giá điện không lớn hơn 50% so với giá trần của khung giá phát theo quy định của Bộ Công Thương cho phần Nhà máy điện chuyển tiếp, để có thể huy động nhằm giảm chi phí mua điện và tránh lãng phí, EVNEPTC đề nghị cho phép được thống nhất, ký tắt dự thảo Hợp đồng sửa đổi bổ sung về giá điện và báo cáo EVN để thực hiện ký kết. Giai đoạn áp dụng là đến khi hai bên thỏa thuận và thống nhất giá điện và ký kết hợp đồng sửa đổi bổ sung với giá điện chính thức của dự án/phần dự án nhưng không muộn hơn ngày 31/12/2023. Giá điện chính thức sẽ được tính cho toàn nhà máy và không thực hiện hồi tố cho giai đoạn tạm. Sau khi hoàn thành công tác đàm phán, giá điện chính thức của một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện sẽ áp dụng từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Advertisement

Giới thiệu Năng lượng tái tạo
Tôi là người rất đam mê năng lượng sạch và là Fouder của thương hiệu Samtrix Solar

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: