Cơ chế phát triển điện mặt trời nối lưới

On September 12, 2017 the Vietnamese Ministry of Industry and Trade (MoIT) released the long awaited Circular 16/2017/TT-BCT “Regulating Solar Power Project Development and Standardized Power Purchase Agreement for Solar Power Projects“ (please find all relevant documents for download at the end of this post).

This final version of the Circular that had been publicly drafted in late April follows the Prime Minister Decision 11/2017/QD-TTg, issued April 11, 2017 and regulates in more detail the implementation of the new Feed-in-Tariff (FIT) and net metering support scheme for solar PV projects in Vietnam.

Hiệu quả của điện mặt trời với công tơ hai chiều

[Samtrix.vn] – Hàng triệu hộ gia đình có thể cùng sử dụng điện từ hệ thống điện năng lượng mặt trời, để giảm chi phí tiền điện và còn bán được điện lại cho công ty điện lực (EVN)
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều công ty lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho các hộ dân, cơ quan, trung tâm thương mại. Tùy vào nhu cầu sử dụng nhiều hay ít mà lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất phù hợp.

Không lo gián đoạn nguồn cung

Theo thông tin tư vấn từ công ty lắp đặt thiết bị điện mặt trời, nếu không lắp bộ tích điện, chỉ sử dụng điện từ thiết bị này khi trời nắng. Khi lắp đặt thiết bị điện mặt trời, chủ nhà vừa khai thác được nguồn điện tái tạo vừa sử dụng được điện từ lưới quốc gia. Như vậy, chủ nhà không phải lo lắng bị gián đoạn nguồn điện. Ngoài ra, khi sử dụng điện mặt trời không hết, nguồn điện sạch dư thừa này sẽ được đẩy ngược vào lưới điện quốc gia, nghĩa là bán lại cho ngành điện. Điện kế 2 chiều sẽ ghi nhận lượng điện này và ngành điện sẽ mua lại theo giá quy định.

Gia đình có nhu cầu sử dụng 1 máy lạnh, 1 tủ lạnh, 1 máy giặt thì chỉ cần lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất khoảng 2 KWp là có thể sử dụng thoải mái. Chi phí lắp đặt hệ thống này khoảng 50 triệu đồng, bảo hành 5 năm, riêng các tấm pin bảo hành 10 năm. Tuổi thọ của tấm pin khoảng 25 năm.

Ông Trần Minh Nguyên (ngụ huyện Củ Chi, TP HCM) cho biết nhà sử dụng 2 máy lạnh (loại 2 HP/máy), tủ lạnh, máy giặt và khoảng 30 bóng đèn, máy bơm nước…, trước đây mỗi tháng phải trả tiền điện khoảng 1 triệu đồng. Từ đầu năm 2017, ông lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất 3 KWp, chi phí khoảng 68 triệu đồng. Do sử dụng điện kế 2 chiều, chi phí điện phải trả của ông giảm xuống 100.000 đồng/tháng.

Hàng trăm hộ lắp điện kế 2 chiều

Chính phủ đã có quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời, hiệu lực từ ngày 1-6-2017. Theo đó, giá mua điện mặt trời tại điểm giao nhận là 9,35 US cents bằng 2.086 đồng/KWh (mỗi năm sẽ dựa vào tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước để có giá mới). Sau đó, ngày 12-9, Bộ Công Thương đã có thông tư quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.

Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC) cho biết từ tháng 6-2017, EVNHCMC đã triển khai mua điện mặt trời từ hộ gia đình, khách hàng có nhu cầu bán, ngành điện sẽ đến khảo sát, nếu đạt yêu cầu sẽ lắp đặt điện kế 2 chiều miễn phí.

Theo EVNHCMC, sau thời gian ngắn triển khai, đã có cả trăm khách hàng được lắp đặt điện kế 2 chiều để cùng sử dụng nguồn điện tái tạo và điện lưới quốc gia. Đến cuối năm, ngành điện sẽ tính toán lại sản lượng điện đã mua để thanh toán với khách hàng.

Ông Nguyễn Hoàng Gia, chuyên viên Phòng Năng lượng mới Trung tâm Tiết kiệm điện TP HCM, phân tích nếu hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia với giá trung bình 2.500 đồng/KWh, nếu sử dụng điện năng lượng mặt trời thì sau 7-8 năm sẽ hòa vốn đầu tư. Cũng theo ông Gia, điện mặt trời không chỉ hòa vào lưới điện quốc gia mà có thể lắp đặt thêm bộ tích trữ (ắc-quy) để sử dụng khi bị cúp điện vào ban đêm. Tuy nhiên, bộ tích trữ điện chỉ sử dụng cho các thiết bị tiêu tốn điện năng thấp, như bóng đèn, tivi, quạt… Ngoài ra, ở vùng nông thôn có thể đầu tư hệ thống điện mặt trời độc lập, tích trữ điện vào bình ắc-quy để sử dụng trong sinh hoạt gia đình. Vốn đầu tư thiết bị này chỉ khoảng 5 triệu đồng cho một hộ.